Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 993

  • Tổng 2.529.130

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Bình tọa đàm chào mừng lễ Kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ I năm 2017

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Ngày 24/3/2017, Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Bình đã tổ chức buổi tọa đàm nhằm ôn lại quá trình hình thành, phát triển và những cống hiến trong hoạt động công tác xã hội của Trung tâm đồng thời tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao chào mừng lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ I năm 2017 (25/3/2017)

 Công tác xã hội bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và trên thế giới, ngành Công tác xã hội đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương Tây. Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động Công tác xã hội trở nên rất cần thiết, đã hoạt động có tổ chức và khá chuyên nghiệp. Gần đây, các hoạt động Công tác xã hội đã có sự chỉ đạo, tham gia chặt chẽ của các nước và các tổ chức phi chính phủ. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa Công tác xã hội vào nội dung của bảo đảm xã hội.  Sau khoảng 100 năm phát triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội của các nước phát triển. Vị thế của Nghề Công tác xã hội, cũng như của các cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội trong xã hội phát triển là hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như từng gia đình và mỗi cá nhân. Cán bộ xã hội có mặt hầu hết trong các lĩnh vực đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp, hành pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho từng công dân.

Sự hình thành và phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới. Tại Việt Nam, ngành Công tác xã  hội được phát triển từ cuối thập kỷ 40 của thế kỷ XX, như phong trào cứu tế, phong trào bình dân học vụ,… Tuy nhiên, hoạt động CTXH lúc đó phát triển chưa đồng đều và thiếu chuyên nghiệp. Vào đầu những năm 90, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng việc phát triển công tác xã hội thông qua việc nghiên cứu về nguồn nhân lực trong Công tác xã hội, biên soạn tài liệu về Công tác xã hội, cấp học bổng trong và ngoài nước cho những người làm việc trong lĩnh vực này và vận động Chính phủ trong việc xây dựng mã đào tạo ngành CTXH.
Sau hơn 70 xây dựng Nhà nước XHCN và gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, hỗ trợ các đối tượng yếu thế như người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng xã hội khác, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tiến tới xây dựng một Nhà nước XHCN với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Với vai trò và ý nghĩa to lớn đó, ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32 phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu chung là: “Phát triển nghề Công tác xã hội trở thành một nghề của Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề Công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên Công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ ngành TW đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ công tác xã hội, các chính sách đối với cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH các cấp. Mặt khác, để tôn vinh vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân, phát huy hơn nữa truyền thống “tương thân, tương ái” và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam. Ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Quyết định 1791 lấy ngày 25 tháng 3 hàng năm là “Ngày công tác xã hội Việt Nam”.
Đối với Quảng Bình là một tỉnh có xuất phát điểm nền kinh tế thấp, phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xẩy ra thiên tai, lũ lụt… Tuy nhiên, người Quảng Bình cần cù, chịu khó, có truyền thống và tấm lòng yêu nước, thương người, tương thân tương ái. Đặc biệt, đối với những cán bộ, nhân viên đang ngày đêm hy sinh cho sự nghiệp công tác xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ những mãnh đời bất hạnh bé thơ vừa lọt lòng mẹ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, những đứa trẻ mồ côi và các cụ có hoàn cảnh đặc biệt, cũng như các đối tượng xã hội khác cần sự can thiệp, hỗ trợ của các nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, với chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng yếu thế nhằm giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên sống hòa nhập cộng đồng. Đồng thời trang bị cho các trẻ em kỹ năng sống, học tập, kỹ năng làm người, đào tạo hướng nghiệp nghề cho các cháu để tái hòa nhập cộng đồng và làm chủ cuộc sống, Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Bình đã tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và sưởi ấm hơn 340 mảnh đời khác nhau, trong đó có 120 đối tượng trưởng thành trở về hòa nhập cộng đồng, có 110 cháu được Trung tâm giới thiệu tìm mái ấm gia đình thay thế, tổ chức an táng chu đáo cho 17 cụ già và 02 cháu sơ sinh, tiếp nhận và hỗ trợ hơn 30 đối tượng bảo vệ khẩn cấp...
Với thực trạng tỉnh ta hiện nay, số đối tượng xã hội chiếm tỷ lệ còn khá cao (với hơn 5% tổng dân số trong toàn tỉnh), trong đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hơn 4.400 trẻ, người cao tuổi không nơi nương tựa hơn 1.200 người, người khuyết tật có gần 19.000 người, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung toàn quốc....
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp các đối tượng xã hội và phát huy vai trò của nhân viên CTXH trong tình hình mới, tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Trung tâm đã đề ra những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm kêu gọi tập thể cán bộ, nhân viên và người lao động của Trung tâm nỗ lực phấn đấu để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp phát triển Nghề công tác xã hội nói chung và thực hiện tốt các chức trách, nhiệm vụ được giao, ra sức thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là các cụ, các cháu và các đối tượng đang nuôi dưỡng tại Trung tâm. Luôn yêu ngành, yêu nghề, hy sinh vì sự nghiệp CTXH của tỉnh nhà, với phương châm: “Đối tượng khó chịu - nhân viên chịu khó” “Luôn luôn lắng nghe - Sẵn sàng chia sẻ”. Xác định mỗi một nhân viên CTXH là chỗ dựa, địa chỉ tin cậy trong hỗ trợ, can thiệp và giúp đỡ các đối tượng yếu thế, cộng đồng và gia đình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển xã hội công bằng, hài hoà và bền vững. Đồng thời động viên các cụ và các cháu cần có sự lắng nghe, hợp tác với cán bộ, nhân viên của Trung tâm, đặc biệt thực hiện tốt các nội quy, quy định về nếp sống, sinh hoạt, học tập, rèn luyện của Trung tâm đề ra. Coi Trung tâm là nhà, coi cán bộ là người hỗ trợ, người quản lý, người cha, người mẹ, coi các đối tượng khác là người thân của mình, từ đó yêu thương, đoàn kết, đùm bộc lẫn nhau, tích cực rèn luyện, học tập, lao động sản xuất để nâng cao thể thực, tinh thần và kiến thức của mình, góp phần xây dựng Trung tâm ngày càng phát triển.

Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm và giao lưu văn nghệ, thể thao chào mừng lễ kỷ niệm Ngày CTXH Việt nam Lần thứ I(25/3/2017)

 

 

 

 

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần