Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 834

  • Tổng 2.448.888

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Xem với cỡ chữ : A- A A+


           Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2898/KH-UBND về thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, tỉnh phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể giai đoạn 2025-2030 như sau:

Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống thấp hơn mức bình quân của cả nước (dưới 4,9%); 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi; Trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.

Đồng thời 95% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; 70% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; Trên 70% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; Trên 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Phấn đấu 100% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và 70% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em; Trên 90% doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

Đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống thấp hơn mức bình quân của cả nước (dưới 4,5%); giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.

Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu trên, Kế hoạch cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: Tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; đa dạng các phương thức thông tin tuyên truyền về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, giáo dục hỗ trợ quyền trẻ em phù hợp với từng địa phương, cộng đồng; xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng địa phương; nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, các ngành, cộng tác viên thôn, bản về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ giảm thiểu lao động trẻ em, đặc biệt là trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật; triển khai quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em. Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sử dụng lao động trẻ em; tăng cường công tác phối hợp liên ngành của Ban Điều hành bảo vệ trẻ em các cấp.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn năng lực, kiến thức về lao động trẻ em, phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho các đơn vị, địa phương và cơ sở. Đồng thời có trách nhiệm xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành; thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; triển khai mô hình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em; hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình được tiếp cận các chính sách, chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, an sinh xã hội; triển khai, hướng dẫn thực hiện kế hoạch đến các doanh nghiệp, người sử dụng lao động nhằm đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trẻ em. Thực hiện việc theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết Kế hoạch, báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì công tác phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động; phối hợp với các ngành chức năng trong hoạt động kiểm tra, phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật về sử dụng lao động trẻ em, thông qua đó điều tra làm rõ các vụ có dấu hiệu hình sự để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; bảo vệ, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị bóc lột sức lao động.

Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho học sinh, giáo viên trong các trường thuộc hệ thống giáo dục; triển khai mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong nhà trường thuộc hệ thống giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 UBND tỉnh cũng giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan, báo chí truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; thiết lập các kênh thông tin để tiếp nhận, phản ánh thông tin về trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND tỉnh yêu cầu: Căn cứ tình hình của địa phương, xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý, đặc biệt là ở các địa bàn, khu vực, làng nghề có trẻ em tham gia lao động, lao động trẻ em hoặc có nguy cơ phát sinh lao động trẻ em. Bên cạnh đó chủ động bố trí ngân sách, vận động các nguồn lực của địa phương thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất UBND tỉnh việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương./.

            Thanh Huyền

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần