Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 21

  • Hôm nay 2745

  • Tổng 2.857.102

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

459 người đã tham gia bình chọn

Quảng Bình nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước

Font size : A- A A+

 

Giai đoạn 2016-2019 và 03 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh có 1.254 em bị tai nạn thương tích, chiếm 0,62% tổng số trẻ em, trong đó trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích theo các loại hình là: 140 em, chiếm 11,16%. Đuối nước là một trong những tai nạn gây tử vong cao nhất trong số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích tại Quảng Bình với 132/140 em, chiếm 94,3%. Vì vậy, công tác phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em luôn được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm.

 

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trong dịp hè và mùa mưa bão; triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả như: tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức về phòng, chống đuối nước trẻ em; phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ thực hiện dự án dạy bơi cho trẻ em ở các trường học; hỗ trợ cặp phao cho học sinh thường xuyên đi học qua sông, suối; in ấn tờ gấp, xây dựng pano, áp phích tuyên truyền; rà soát, đặt biển báo nguy hiểm tại các khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn đuối nước...

 

Tập huấn kỷ năng bơi an toàn cho giáo viên các trường Tiểu học, THCS tỉnh Quảng Bình

 

Các địa phương, cơ sở đã chủ động rà soát các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho trẻ em trong các dịp nghỉ hè, mùa mưa bão, như: làm rào chắn, biển cảnh báo tại hồ, ao, sông ngòi, các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra đuối nước…

 

Mặc dù, đã có nhiều biện pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ bị tai nạn đuối nước vẫn chưa thuyên giảm. Tai nạn đuối nước ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, nhưng qua thống kê các trường hợp tử vong do tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh thì chủ yếu do ba nguyên nhân cơ bản sau:

 

Một là, Thiếu sự quan tâm, giám sát của gia đình, nhà trường, cộng đồng; các vụ đuối nước thương tâm trong thời gian gần đây chủ yếu xảy ra ở các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực nông thôn.

 

Hai là,  Các em chưa thực sự có ý thức về sự nguy hiểm của việc tắm biển, tắm sông, suối; mặt khác, hệ thống biển báo, cảnh báo nguy hiểm ở các khu vực có nguy cơ cao xảy ra đuối nước chưa được các địa phương, cơ sở quan tâm đúng mức; trong khi đó địa hình của tỉnh có nhiều ao hồ, sông suối, khí hậu lại khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài.

 

Ba là, Khi không may đuối nước, các em lại thiếu kỹ năng bơi lội, kỹ năng an toàn, ít có khả năng phòng tránh các hiểm họa trong môi trường nước nên không tự bảo vệ được bản thân và các bạn.

 

Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương dành sự  quan tâm với các giải pháp phòng chóng tai nạn đuối nước như sau:

 

Thứ nhất, Phải đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt là trách nhiệm của gia đình, thôn bản về chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước đối với trẻ em. Coi công tác tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, trông coi, giám sát, quản lý trẻ em chặt chẽ con em mình là nhân tố quan trọng hàng đầu.

 

Thứ hai, Cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, ngoại khóa trong nhà trường để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của trẻ trong vấn đề phòng, chống tai nạn thương tích; thực hiện tốt công tác bàn giao, quản lý trẻ em từ nhà trường về chi đoàn địa phương nơi cư trú để quản lý, giám sát trong các dịp nghỉ dài ngày, nghỉ hè.

 

Thứ ba, Rà soát các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước tại địa phương, hoặc những nơi tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em, như: làm rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm để trẻ em không tiếp cận. Tổ chức các lớp dạy bơi và dạy kỹ năng sống sót trong môi trường nước, phương pháp hỗ trợ những người xung quanh khi có tai nạn đuối nước xảy ra cho lứa tuổi Tiểu học và Trung học cơ sở.

 

Thứ tư, Phải xác định rõ phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi gia đình và toàn xã hội. Đầu tư cho công tác phòng, chống đuối nước trẻ em là đầu tư cho sự phát triển bền vững và toàn diện của trẻ em, do đó ngoài nguồn lực của Nhà nước, cần có giải pháp để đẩy mạnh việc xã hội hoá trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

 

Thứ năm, Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyên viên, người làm công tác trẻ em các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đoàn, giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ về kỹ năng, kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích. Tổ chức các lớp dạy bơi an toàn cho trẻ, giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm trong môi trường nước, cách tự cứu bản thân mình và những người xung quanh nếu gặp nguy hiểm.

                                                                           

  Thanh Hoa

More

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần