Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 2095

  • Tổng 2.645.052

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Những điểm mới của Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại

Font size : A- A A+

 

           Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Nghị định 124/2020/NĐ-CP cũng quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: hình thức khiếu nại; khiếu nại lần hai; đại diện thực hiện việc khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.

          Nghị định 124/2020/NĐ-CP gồm 7 chương 44 điều. Trong đó có một số điểm mới như sau:

          Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh

          Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết 6 nội dung, Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết 5 nội dung, cụ thể: Không còn quy định chi tiết các Điều 23, Điều 24, Điều 26 về xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật. Đồng thời, Nghị định 124/2020/NĐ-CP bổ sung quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: Hình thức khiếu nại, khiếu nại lần 2; đại diện việc thực hiện khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.

          Thứ hai, về hình thức khiếu nại

          Nghị định 75/2012/NĐ-CP cũng như Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính ( Thông tư 07), không có quy định về mẫu đơn khiếu nại. Nghị định 124/2020/NĐ-CP bổ sung mẫu Đơn khiếu nại.

          Thứ ba, về giải quyết khiếu nại lần hai

          Nghị định 75/2012/NĐ-CP chỉ quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 của đơn vị sự nghiệp công lập và việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; không hướng dẫn cụ thể việc giải quyết khiếu nại lần 2.

          Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày; Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (Trước đây Nghị định 75/2012/NĐ-CP không quy định rõ quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hay lần hai đối với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết lần hai đối với trường hợp khiếu nại lần đầu quá thời hạn mà không được giải quyết). Đồng thời, Nghị định 124/2020/NĐ-CP bổ sung thêm nội dung: Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

          Thứ tư, về đại diện thực hiện việc khiếu nại

          Nghị định 75/2012/NĐ-CP chỉ quy định về cử người đại diện khiếu nại, nội dung của văn bản cử người đại diện khiếu nại, không có hướng dẫn về Giấy ủy quyền khiếu nại, không quy định trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự mà không có cha mẹ, người giám hộ thì chưa xác định được ai sẽ là người đại diện cho họ; cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua ai là người đại diện? Người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại có được ủy quyền cho luật sư để thực hiện việc khiếu nại hay không? Trường hợp đang thực hiện việc khiếu nại mà người khiếu nại bị chết, mất tích thì xử lý như thế nào?.

          Nghị định 124/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về mẫu giấy ủy quyền khiếu nại, đại diện khiếu nại đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang khiếu nại mà chết…, cụ thể: Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư ,trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;  Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại; Việc ủy quyền phải  bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong cơ quan nhà nước. Đồng thời, Nghị định 124/2020/NĐ-CP Quy định về mẫu Văn bản ủy quyền và mẫu Giấy ủy quyền khiếu nại. Trường hợp Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền và nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi thực hiện quyền khiếu nại phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư ,trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác  có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế , luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

          Thứ năm, bổ sung quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại 

          Nghị định 75/2012/NĐ-CP không đề cập đến trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại mà vấn đề này được quy định trong Thông tư số 07. Nghị định 124/2020/NĐ-CP đã đưa các nội dung về trình tự, thủ tục khiếu nại vào chương IV.

          Thứ sáu, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

          Nghị định 75/2012/NĐ-CP đã có những quy định chung về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, còn một số bất cập như: Trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đảm bảo hiệu lực giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng các ngành, các cấp còn chưa được làm rõ, đặc biệt là khi để xảy ra tình trạng chậm hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Thiếu các quy định việc theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

          Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình , người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực…; Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị  cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

          Thứ bảy, về xử lý vi phạm

          Đây là quy định mới của Nghị định 124/2020/NĐ-CP, cụ thể: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lượng, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

          Nghị định số 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại./.                                                                                             

                                                                                        Đoàn Xuân Toản

More

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần