Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 14

  • Hôm nay 5131

  • Tổng 2.626.057

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Những nội dung mới cơ bản của Luật Tố cáo năm 2018

Font size : A- A A+
 

            Trong những năm qua, Luật tố cáo năm 2011 đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo;  giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn. Năm 2018 Quốc hội thông qua Luật Tố cáo, Chủ tịch nước công bố có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, đã khắc phục những hạn chế của Luật Tố cáo năm 2011. Cụ thể một số nội dung mới như sau:

1. Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

- Bổ sung việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể (Điều 12).

- Bổ sung quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân,  Kiểm toán nhà nước và trong các cơ quan nhà nước thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp...(Điều 14 đến Điều 17).

2. Về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo

- Nếu như Luật Tố cáo năm 2011 quy định trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bắt đầu từ khâu tiếp nhận tố cáo thì Luật Tố cáo năm 2018 quy định trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bắt đầu từ khâu thụ lý tố cáo. Đây là thời điểm bắt đầu để tính thời hạn giải quyết tố cáo.

- Bổ sung quy định về điều kiện thụ lý tố cáo: Trường hợp tố cáo bằng đơn thì trong Đơn phải ghi rỏ ngày, tháng, năm, họ tên, địa chỉ người tố cáo, cách thức liên hệ người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người bị tố cáo và các thông tin khác liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì phải ghi rỏ họ và tên từng người, người đại diện. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo...(Điều 29).

- Bổ sung quy định về rút đơn tố cáo. Theo đó, người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận giải quyết tố cáo (Điều 33).

- Bổ sung quy định về tạm đình chỉ giải quyết tố cáo, đình chỉ việc giải quyết tố cáo (điều 24).

- Quy định cụ thể về tố cáo tiếp, việc xử lý đối với tố cáo tiếp và các căn cứ để giải quyết lại vụ việc tố cáo (Điều 37). Bên cạnh đó, Luật quy định việc giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết (Điều 38).

3. Về trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo

Bổ sung quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, trong đó quy định trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, trách nhiệm của người bị tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo, nhằm đảo bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; tăng cường trật tự, kỹ cương pháp luật (Chương V, từ Điều 44 đến Điều 46).

                                                                                            Đoàn Xuân Toản

 

 

More

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần