Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 9

  • Hôm nay 3149

  • Tổng 2.646.107

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Kết quả học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội tại các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Hà Nam

Font size : A- A A+
Thực hiện Kế hoạch số 399/KH-UBND ngày 18/3/2020 của UBND tỉnh về “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 Chương trình công tác năm 2020, từ ngày 25/6/2020 đến hết ngày 29/6/2020, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Quảng Bình tổ chức Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn cùng các thành viên là Lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở đi học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội tại các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Hà Nam. 

 Thăm và làm việc với Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Hà Nam, Đoàn đã nghe báo cáo kết quả triển khai thực hiện các chính sách do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý trong những năm qua và trao đổi kinh nghiệm cụ thể về công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội; tại các tỉnh đoàn đã thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Nam và viếng nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ.

          Qua tình hình thực tế tại địa phương và chuyến đi học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội tại các tỉnh bạn Đoàn công tác đã nghiên cứu, tiếp thu nhiều kinh nghiệp hay, cách làm mới, sáng tạo và xã định:
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về ngành nghề, lao động sản xuất, triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất lao động, cải thiện và nâng cao đời sống của người nông dân, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư.
- Để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần có sự phối hợp không chỉ của các sở, ngành, địa phương có liên quan mà còn có sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn thuộc Sở trong việc lồng ghép tuyên truyền các nội dung chính sách hỗ trợ để các đối tượng yếu thế trong xã hội biết và tham gia học nghề, việc học nghề sẽ tạo nên cơ sở, nền tảng vững chắc để người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định đời sống, tăng thu nhập, nhiều hộ gia đình sau hi tham gia học nghề sẽ tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu; nhiều doanh nghiệp tuyển được lao động có nghề.
- Thực hiện phân công nhiệm vụ, phân cấp quản lý cụ thể, rõ ràng; phối hợp thực hiện nhiệm vụ, sớm thay đổi cách thức thực hiện đã cũ và thực hiện cơ chế, cách làm mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn, luôn quán triệt phương châm “Không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau học nghề”.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ thực hiện hiệu quả khi gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh, với doanh nghiệp, làng nghề, các hợp tác xã, các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chuyên canh; cần có sự hỗ trợ tốt về vốn, bao tiêu sản phẩm, thị trường tiêu thụ và tư vấn giới thiệu việc làm và hướng dẫn phương thức sản xuất kinh doanh cho bà con nông dân.
- Đối với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách người có công cần có sự quan tâm một cách đồng bộ, ổn định và nâng cao đời sống các gia đình có công với cách mạng và các đối tượng xã hội khác là giải pháp bền vững nhất để giải quyết các vấn đề xã hội như đói nghèo, tệ nạn xã hội, buôn bán người ..vv….
 
 
 
 
Ngọc Lan

More

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần