Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 15

  • Hôm nay 2099

  • Tổng 2.557.383

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Xem với cỡ chữ : A- A A+

          Ngày 22/3/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 442/KH-UBND về thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong đó tập trung những chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Phấn đấu ít nhất 70% số xã, phường, thị trấn tổ chức được một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. Thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí địa phương ít nhất một tháng một lần. Ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, ít nhất 60% người lao động trong các khu công nghiệp, 100% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống mại dâm, thực hiện hành vi tình dục lành mạnh, an toàn.

Đồng thời 100% các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm. Ít nhất 70% các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống mua bán người, chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Phấn đấu 100% tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời. Hằng năm, tăng 3 - 5% số tội phạm liên quan đến mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt những địa bàn trọng điểm; tổ chức rà soát, kiểm tra, giám sát ít nhất 20% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn Tỉnh; đến năm 2025, 100% các cơ sở được kiểm tra ít nhất một lần.

Phấn đấu ít nhất 50% địa bàn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, triển khai, duy trì được mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. Ít nhất 60% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng.

Phấn đấu 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ cấp tỉnh và ở cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.

Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu trên, Kế hoạch cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm. Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình có liên quan tại địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến mại dâm. Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm. Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có mại dâm; phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm, mua bán người vì mục đích mại dâm, mại dâm trẻ em, để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ; đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh liên kết trong nước và nước ngoài đối với công tác phòng, chống mại dâm. Tham mưu rà soát, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật nhất là phòng chống mại dâm, mua bán người, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan hành vi mại dâm, đặc biệt thẩm quyền điều tra, xử lý tội phạm mại dâm.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ trì, tổ chức tốt hoạt động kiểm tra liên ngành của Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các điểm, khu vực dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, hướng dẫn Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện, cấp xã thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm. Tổ chức tập huấn các văn bản mới liên quan công tác phòng, chống mại dâm; Tổ chức các đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Chủ trì thực hiện chế độ báo cáo, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình, kế hoạch; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác phòng, chống mại dâm.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND tỉnh yêu cầu: Căn cứ tình hình của địa phương xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm, hàng năm về phòng, chống mại dâm trên cơ sở Kế hoạch này và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương; Lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống mại dâm vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương như chương trình giảm nghèo; dạy nghề, tạo việc làm và các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Bên cạnh đó chủ động bố trí ngân sách, vận động các nguồn lực của địa phương thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất UBND tỉnh việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương./.

                                                                                 Quốc Khánh

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần