Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 109

  • Tổng 2.448.162

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, then chốt của tỉnh Quảng Bình

Xem với cỡ chữ : A- A A+

             Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, yếu tố chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế -  xã hội, là điều kiện quyết định đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho việc thực hiện những bước nhảy vọt và rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, lạc hậu về khoa học công nghệ, là động lực thúc đẩy CNH, HĐH, đặc biệt nó sẽ quyết định năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư của quốc gia và các địa phương trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong những năm qua công tác phát triển và nâng cao chất được nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình đã đạt một số kết quả tích cực: chất lượng, năng suất lao động có sự cải thiện đáng kể; lao động qua đào tạo đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%, đạt kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị Quyết hội đồng nhân dân tỉnh đề ra; nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nâng cấp, thành lập mới, quy mô đào tạo gia tăng, ngành nghề đào tạo phong phú, đa dạng cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…Tuy nhiên, thực tế chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề cao; chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, đào tạo đội ngũ chuyên gia, lao động kỹ thuật cao còn ít; chính sách và công tác tổ chức đào tạo nghề chưa theo kịp yêu cầu nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; vẫn còn khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động, nhiều cơ sở đào tạo chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhiều lao động vẫn làm việc trái ngành, trái nghề được học; bên cạnh đó khả năng hòa nhập của học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp trong môi trường lao động mới, khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc, kỷ luật lao động cũng là những thách thức không nhỏ đối với lực lượng lao động của tỉnh ta.


Giờ học thực hành tại Khoa Nông – Lâm  - Ngư của Trường CĐ KT CNN QB

 Xác định vai trò then chốt của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư của tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã chọn “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ” là một trong 4 khâu đột phá của tỉnh. Ngày 9/12/2020, Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành Chương trình hành động số 04-CT/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ, nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong đó đã xác định mục tiêu đến năm 2020: “ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó: Lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 30%; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có trình độ từ trung cấp trở lên đạt 30%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo làm việc trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đạt từ 75% - 80%;  đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp cho 70% lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho 500 - 700 người/năm;  các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cho 60.000 người, trong đó đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho 12.000 - 14.000 lao động trong độ tuổi, với chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 60% , ASEAN chiếm tỷ lệ 15% và quốc tế chiếm tỷ lệ 10%. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (tại các trường trên địa bàn) có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo đạt 75- 80%; đưa từ 17.000 - 18.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó, lao động qua đào tạo nghề (kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết) chiếm 60%”

Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình hành động của Tỉnh ủy đã đề ra một số, nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng dịch vụ, công nghiệp phục vụ các ngành mũi nhọn của tỉnh, nhất là các ngành du lịch, thủy sản, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản, dệt may…Quan tâm phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ là giáo viên, giảng viên đang giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đội ngũ chuyên gia y tế, đội ngũ quản lý, lãnh đạo trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm liên kết chặt chẽ giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định, cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực.

Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu cụ thể của người sử dụng lao động; xây dựng cơ chế và tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; thay đổi hình thức đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ đào tạo lao động đối với các hình thức hỗ trợ đào tạo

Thứ hai: Nâng cao chất lượng công tác dự báo, thông tin về thị trường lao động và thực hiện có hiệu quả chính sách phân luồng trong giáo dục phổ thông

Xây dựng hệ thống thông tin dự báo cung - cầu nhân lực; bổ sung chức năng dự báo cung - cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình. Hình thành và nâng cao hiệu quả của hoạt động cung - cầu của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả của các trung tâm dịch vụ việc làm công, sàn giao dịch việc làm, khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm.

Tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đảm bảo mục tiêu phân luồng theo quy định đồng thời giảm thiểu chi phí cho xã hội. Xây dựng chính sách hỗ trợ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp (bao gồm hỗ trợ kinh phí, học phí học văn hóa trung học phổ thông), đầu tư nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục - đào tạo thực hiện công tác phân luồng.

Thứ  ba: Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

Đổi mới chương trình, phương thức tổ chức đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thích ứng với công nghệ mới, thực tế sản xuất và kỹ năng nghề. Áp dụng, chuyển giao các chương trình đào tạo của nước ngoài đối với các nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo chuẩn trình độ khu vực ASEAN, khu vực và Quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong đào tạo và quản lý đào tạo, chú trọng đào tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo.. giúp người lao động phát triển toàn diện, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.

 Xây dựng, phát triển thêm các nghề trọng điểm phục vụ các lĩnh vực kinh tế chủ lực, mũi nhọn của tỉnh, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm, thủy sản, dệt may.. đạt chuẩn cấp độ quốc gia, một số ngành nghề hướng đến đào tạo chất lượng cao theo chuẩn trình độ khu vực ASEAN và quốc tế.

Thứ tư: Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Đầu tư, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho Trường Đại học Quảng Bình, các trường cao đẳng và các trung tâm Giáo dục – Dạy nghề cấp huyện. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng có ngành nghề đào tạo phục vụ thế mạnh kinh tế của tỉnh. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề cấp huyện phục vụ đào tạo giáo dục phổ thông (hệ thường xuyên) kết hợp đào tạo nghề đảm bảo thực hiện các mục tiêu phân luồng trong giáo dục phổ thông và liên kết đào tạo nghề nhằm xây dựng đội ngũ lao động trẻ có trình độ và tay nghề.

Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục và đào tạo bảo đảm về số lượng và chất lượng, chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ cho nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở đào tạo bằng nhiều hình thức cả ở trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho nhà giáo tham gia vào hoạt động sản xuất, quản lý tại các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt được công nghệ, trình độ quản lý mới sát với thực tiễn thị trường lao động. Có chính sách thu hút giảng viên, giáo viên giỏi, chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà khoa học, đội ngũ quản lý, kỹ sư, thợ bậc cao của doanh nghiệp, các nghệ nhân tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thứ năm: Tăng cường hợp tác liên kết trong đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực

Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội để xác định mục tiêu đào tạo. Mở rộng hình thức đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; mời doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia thực tập, thực tế tại doanh nghiệp; nắm bắt thông tin phản hồi từ doanh nghiệp để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch đào tạo, bảo đảm chất lượng đầu ra gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Có chính sách hỗ trợ về đào tạo và việc làm để thu hút lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về tỉnh làm việc.

                                                                                 Ngọc Lan

 

 

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần