Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 487

  • Tổng 2.531.528

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Tập trung triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân

Xem với cỡ chữ : A- A A+

             Bám sát chủ trương, nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 và tình hình thực tế của tỉnh, trong những năm qua, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tập trung tham mưu xây dựng và thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và an sinh xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng toàn diện và bền vững.

Đến nay, cả ba chỉ tiêu cơ bản được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giao trong suốt nhiệm kỳ qua cơ bản đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50% (KH 65% và 50%); giải quyết việc làm hằng năm cho 3,4 - 3,5 vạn lao động (KH 3,1 -3,2 vạn lao động); tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2.36% (KH 2-3%/ năm).

Để có được kết quả trên, là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, quyết tâm chính trị và sự phối hợp đồng bộ, vào cuộc quyết liệt  của các ngành chức năng và các địa phương. Trong đó, với nhiệm vụ chức năng được giao, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, quyết định … về triển khai các cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, lao động, người có công và xã hội đảm bảo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, sát tình hình thực tiễn của địa phương, trong đó đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 13/7/2016 về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm, giai đoạn 2016 – 2020.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng lao động có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm qua công tác giáo dục nghề nghiệp đã được tập trung triển khai đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có 16 cơ sở GDNN, gồm 04 trường Cao đẳng, 03 trường trung cấp, 08 trung tâm GDDN cấp huyện, 01 trung tâm DN của Hội LHPN tỉnh và 01 cơ sở có hoạt động GDNN (của doanh nghiệp). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động tư vấn, tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo và tích cực liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng. Giai đoạn 2016 - 2019, đã tuyển sinh 59.053 người, trong đó: Cao đẳng 643 người, trung cấp 6.689 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 51.712 người, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; đến hết năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,3%, trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 47,5%, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24,7%.

Các Trường trung cấp, cao đẳng, các Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo với tổng kinh phí trên 48,8 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm - An toàn Lao động (DA đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN) và CTMT QG XD nông thôn mới (DA Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT)). Bên cạnh đó các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động đổi mới chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết đào tạo với tuyển dụng và nhu cầu thị trường lao động.

Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề như chính sách miễn giảm học phí cho học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề, hỗ trợ đào tạo cho thanh niên xuất ngũ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp ủy Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm, bố trí nguồn lực để triển khai nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn, đổi mới phương thức tổ chức đào tạo theo hướng gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và bao tiêu sản phẩm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác; hình thành các tổ hợp tác sản xuất; khôi phục các nghề truyền thống; một số nghề mới được phát triển, như: May công nghiệp, các nghề phục vụ du lịch,... Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg cho 12.361 lao động nông thôn, trong đó: 1.695 người thuộc hộ nghèo, 2.094 người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ đào tạo nghề cho 6.674 lao động bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ (trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng: 5.693 người; học nghề trung cấp, cao đẳng: 981 người). Việc gắn kết đào tạo với tuyển dụng, đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế vùng miền, địa phương góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, nhiều lao động có cơ hội tìm được việc làm mới, việc làm thêm nên thu nhập ổn định, gia tăng, nhiều gia đình thoát nghèo và trở thành hộ khá, nhiều làng nghề, tổ hợp tác sản xuất được hình thành và phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao.

Song hành với công tác giáo dục nghề nghiệp, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt chú trọng. Phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp  trong và ngoài tỉnh tích cực thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho người lao động; tiếp tục duy trì hoạt động sàn giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng, qua đó người lao động được tư vấn trực tiếp, được tìm hiểu, lựa chọn thị trường lao động phù hợp và các doanh nghiệp có điều kiện tuyển các vị trí việc làm phù hợp. Trong 5 năm toàn tỉnh có 177.927 lao động được giải quyết việc làm (đạt 110% kế hoạch), trong đó: Số lao động được tạo việc làm là 98.942 người, số lao động thiếu việc làm được tạo thêm việc làm là 78.985 người. Cụ thể đến 31/12/2019: có 8.169 lượt khách hàng vay vốn, góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 10.402 lao động; có 13.117 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có 2.227 lao động được hỗ trợ chi phí, với tổng mức hỗ trợ trên 6.340 triệu đồng (đạt 151% kế hoạch); ngoài ra các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án trọng điểm của tỉnh, chính sách hỗ trợ vốn vay GQVL cho người lao động, đặt biệt là việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và thực hiện thành công chương trình quảng bá du lịch Quảng Bình đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.

Bên cạnh, những hoạt động trọng tâm trong công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp, Sở đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tương đối toàn diện, đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo như: chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi; chính sách bảo hiểm y tế; trợ giúp pháp lý; chính sách hỗ trợ về nhà ở; chính sách hỗ trợ giáo dục; chương trình 30a; chương trình 135; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo và truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Kết quả, sau hơn 4 năm thực hiện, toàn tỉnh có 28.391 hộ thoát nghèo, 1.415 hộ tái nghèo, 5.286 hộ phát sinh nghèo, đưa hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 34.083 hộ, chiếm 14,42% đầu năm 2016 xuống còn 12.393 hộ, chiếm 4,98% cuối năm 2019 (giảm 21.690 hộ nghèo, tương đương 9,44%, bình quân mỗi năm giảm 2,36%), trong đó, giảm được 722 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Có 39.250 hộ thoát cận nghèo, 5.295 hộ tái cận nghèo, 20.709 hộ phát sinh cận nghèo, đưa hộ cận nghèo toàn tỉnh giảm từ 29.859 hộ, chiếm 12,64% đầu năm 2016 xuống còn 16.613 hộ, chiếm 6,67% cuối năm 2019 (giảm 13.246 hộ cận nghèo, tương đương 5,97%, bình quân mỗi năm giảm 1,5%). 

Lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn tại Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình

 

 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với tỉnh ta, một tỉnh có lực lượng lao động lớn, nhưng điều kiện kinh tế còn khó khăn, chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ ngước ngoài, còn ít khu công nghiệp, khu kinh tế hay các doanh nghiệp lớn… Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 đang có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực lao động, việc làm, sự tác động này làm sẽ thay đổi cơ cấu lao động, bản chất và chất lượng của việc làm, nó đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội luôn xác định thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm là góp phần quan trọng vào thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế của tỉnh, vì vậy, trong thời gian tới sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp uỷ, chính quyền các cấp và các tổ chức, đoàn thể liên quan; tuyên truyền sâu rộng và có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc; hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

2. Phát triển đồng bộ thị trường lao động, chú trọng công tác thu thập, cập nhật, dự báo và phân tích thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh kết nối cung - cầu nhân lực trong cả nước gắn với thị trường lao động quốc tế và khu vực; tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm; đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống có yêu cầu về trình độ công nhân kỹ thuật, có thu nhập cao, hạn chế thị trường có nhiều rủi ro. Thực hiện tốt đề án đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình ký kết thỏa thuận giữa hai địa phương nhằm phục vụ công tác giảm nghèo giai đoạn 2020 - 2025.

3. Xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng dịch vụ, công nghiệp; đào tạo phát triển đội ngũ lao động có tay nghề cao, phát triển toàn diện về về đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động, trí tuệ và thể lực phục vụ các ngành chủ lực, mũi nhọn của tỉnh nhất là các ngành du lịch, thủy sản, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, thủy sản, dệt may…Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, gắn đào tạo với tìm đầu ra cho người học. Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động sau đào tạo, đào tạo có địa chỉ, đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương, nhất là nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực dịch vụ, du lịch và các dự án kinh tế trọng điểm. Tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

4. Tập trung các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng địa phương, cơ sở gắn với việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt ưu tiên cho các địa bàn khó khăn, các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đối tượng yếu thế trong xã hội./.

 

                                                                        Nguyễn Trường Sơn (TUV, Giám đốc Sở LĐTBXH)

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần