Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 16

  • Hôm nay 1025

  • Tổng 2.551.847

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

BẢO VỆ TRẺ EM TRONG THỜI ĐIỂM ĐẠI DỊCH COVID 19 LAN RỘNG

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước, bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai của đất nước, nhất là trong đại dịch COVID-19 hiện nay chưa có vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em. Chính vì thế, việc bảo vệ trẻ trước đại dịch COVID-19 cần được chủ động quan tâm hơn nữa.

Chỉ đến đầu tháng 7 mới đây, số trẻ em nhiễm COVID-19 đã hơn 7.000 ca. Theo Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo, đến tháng 12/2021, con số có thể lên tới 42.000 trẻ em nhiễm virus. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, dịch COVID-19 còn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, có thể dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần ở trẻ. Nhất là những trẻ nhỏ phải đi cách ly y tế tập trung, không được ở gần bố mẹ, gây tâm lý lo âu, sợ hãi, căng thẳng ở trẻ. Đây đều là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng đối với trẻ. 

Ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, rất dễ bị các tác nhân gây bệnh trong môi trường xâm nhập vào cơ thể trẻ, trong đó có cả vi rút SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, ngay cả đối với những trẻ lớn có hệ miễn dịch hoàn thiện, nhưng chế độ ăn không đầy đủ thiếu cả số lượng và chất lượng có thể khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu và dễ mắc bệnh. 

Để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ dịch bệnh lan rộng, quý phụ huynh cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt lành mạnh, vui chơi, học tập hợp lý, tuân thủ theo các quy định của Bộ Y Tế như sau:

1. Đeo khẩu trang: Cha mẹ cần tuân thủ và hướng dẫn trẻ tuân thủ việc đeo khẩu trang đúng quy định. Đối với những trường hợp trẻ nhỏ hoặc trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, bệnh lý dẫn đến việc không thể đeo khẩu trang, người thân xung quanh cần tuân thủ việc đeo khẩu trang.

2. Chú ý vệ sinh: Các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

3. Hạn chế tiếp xúc đông người: Cha mẹ và gia đình cũng cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp (sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông người cần chú ý các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

4. Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ cần che miệng và mũi cho trẻ khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

5. Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

6. Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời, thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vui chơi, học tập hợp lý, lành mạnh để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ./.

Nguyễn Thị Mai Huệ

 

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần