Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 390

  • Tổng 2.448.444

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2905/KH-UBND về thực hiện Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch là tăng cường, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành về thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của trẻ em, hạnh phúc của gia đình, cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

a) Mục tiêu 1: Giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích.

Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống dưới 500/100.000 trẻ em vào năm 2025 và 400/100.000 trẻ em vào năm 2030.

Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 16/100.000 trẻ em vào năm 2025 và xuống còn 15/100.000 trẻ em vào năm 2030.

Chỉ tiêu 3: Hằng năm, giảm 5 -10% số trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.

Chỉ tiêu 4: Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước vào năm 2025 và 20% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 5: Xây dựng thí điểm ngôi nhà thuộc hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn: 400 ngôi nhà vào năm 2025 và 800 ngôi nhà vào năm 2030; 120 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025 và 160 trường vào năm 2030; 5 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và 10 xã, phường, thị trấn vào năm 2030.

b) Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

Chỉ tiêu 1: 90% trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 2: 90% trẻ em 6 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 3: 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 4: 90% trẻ em sử dụng áo phao cứu sinh khi tham gia giao thông trên các phương tiện đường thủy nội bộ có bắt buộc sử dụng phao cứu sinh vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.

c) Mục tiêu 3: Đào tạo, tập huấn về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.

Chỉ tiêu 1: 100% công chức, viên chức, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Chỉ tiêu 2: 70% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan, cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 3: 70% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên ý tế trường học biết các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 4:100% các huyện, thị xã, thành phố triển khai thu thập thông tin, dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em; cập nhật, quản lý, theo dõi thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định số liệu trẻ em bị tai nạn, thương tích, tử vong do tai nạn, thương tích.

Chỉ tiêu 5: Thực hiện thí điểm 02 huyện, thị xã, thành phố và nhân rộng việc triển khai mô hình hướng dẫn, tư vấn, giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, dạy bơi an toàn cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành có liên quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu được xác định trong Kế hoạch thuộc các đối tượng và lĩnh vực quản lý của ngành. Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng, gia đình và trẻ em về phòng, chống tai nạn, thương tích. Tập huấn, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp, cộng tác viên, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt chú trọng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em; tăng cường tập huấn kỹ năng sống cho trẻ em. Xây dựng tài liệu hoặc sao chép, nhân bản các sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Triển khai thực hiện việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí cộng đồng an toàn, Ngôi nhà an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết Kế hoạch, định kỳ, hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định./.

Thanh Huyền

         

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần