Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 1353

  • Tổng 2.543.860

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Xem với cỡ chữ : A- A A+

       Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã có những bước tiến quan trọng, sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện... Cùng với sự phát triển đó thì vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động được HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện, các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tỉnh Quảng Bình được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong những năm trở lại đây.

    Hàng năm nhu cầu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của người lao động trên địa bàn tỉnh là khoảng từ 5.000 – 7.000 lao động/năm. Hiện nay, có khoảng 15-17 ngàn lao động của tỉnh đang làm việc ở nước ngoài, hàng tháng gửi về nước hàng trăm tỷ đồng. Như vậy người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với việc làm trong nước trong khi đó vốn đầu tư ít nhưng mang lại lợi ích kinh tế cao, đời sống bản thân và gia đình được cải thiện đáng kể. Mặt khác trong quá trình làm việc tại nước ngoài người lao động được học hỏi thêm về ngoại ngữ, tiếp cận với các phương pháp làm việc tiên tiến, tiếp thu công nghệ mới, có điều kiện nâng cao tay nghề… mà không phải trả tiền chi phí đào tạo chính điều này sẽ tạo cơ hội cho người lao động sau khi về nước sẽ tiến thân, lập nghiệp.

    Mặt khác, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được coi là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, hơn nữa trong khi làm việc tại nước ngoài người lao động sẽ có tác phong làm việc công nghiệp, kỷ luật lao động được nân lên (đây là phần rất yếu của lao động Việt Nam), đặc biệt được giao lưu với các nền văn hoá đa dạng trên thế giới góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận trong xã hội về các vấn đề mang tính hủ tục, lạc hậu. Ngoài ra còn góp phần quan trọng làm giảm bớt các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra như mại dâm, ma tuý, tội phạm hình sự, nạn lừa đảo buôn bán phụ nữ, trẻ em... Hiệu quả mà lao động đi làm việc ở nước ngoài mang lại là không thể phủ nhận về cả mặt kinh tế lẫn mặt xã hội.

      Thực trạng công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong những năm qua như sau:

       1. Thực trạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.

       - Đến cuối năm 2020 có 01 doanh nghiệp của tỉnh có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Công ty Cổ phần sách thiết bị trường học Quảng Bình) và 139 lượt doanh nghiệp ngoài tỉnh được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về tuyển lao động trên địa bàn tỉnh;

       - Có 02 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên (01 Trung tâm Dịch vụ việc làm Nông dân trước đây nay đã đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân - phụ nữ Quảng Bình chưa đủ điều kiện để thành lập và hoạt động)

       - Có 10 đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, gồm: Công ty TNHH Vĩnh Nam; Công ty TNHH Cung ứng lao động Bảo Lâm; Công ty CP Cảng Quảng Bình; Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Quảng Bình; Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và du học quốc tế; Công ty TNHH phát triển nhân lực Anh Quân; Công ty TNHH Bảo Minh Phát; VPĐD Công ty CP đào tạo và phát triển công nghệ Nhật Bản 24h; CTCP du học quốc tế SHB

         2. Kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong 3 năm trở lại đây.

         - Năm: 2018 có 3.350 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 1.250, Nhật Bản: 950, Hàn Quốc 650,...);

         - Năm: 2019 có 4.129 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 1.080, Nhật Bản: 1.250, Hàn Quốc 450,...);

         - Năm: 2020 có 2.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: Đài Loan: 690, Nhật Bản: 450, Hàn Quốc 80,...)

        Năm 2020, với sự xuất hiện và bùng phát của đại dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Theo đó, số người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài cũng buộc tạm hoãn thời gian xuất cảnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

        Nhằm mở rộng thị trường lao động và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Đoàn công tác sang làm việc tại thành phố Yeongju và hai địa phương đã ký Bản ghi nhớ về Chương trình hợp tác về lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên Chương trình thí điểm đưa lao động nông nghiệp sang làm việc tại Hàn Quốc đến nay vẫn chưa thể triển khai được.

Ảnh: Lao động tham gia kỳ thi năng lực tiếng Hàn để đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS

         Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại một số vấn đề sau:

        - Một số địa phương, công tác chỉ đạo, quản lý có lúc chưa thường xuyên hoặc chưa kịp thời; nhiều mô hình, kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu quả chưa được áp dụng, phổ biến kịp thời; thiếu chủ động, sáng tạo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại nên không phát huy được tiềm năng, thế mạnh để tạo việc làm thông qua hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Công tác thông tin, tuyên truyền đã được quan tâm, tuy nhiên việc tiếp cận các thông tin của người lao động về thị trường lao động do các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp còn nhiều hạn chế;

         - Một số doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ khi tuyển chọn lao động tại địa phương không xuất trình Giấy phép và không thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp dịch vụ tuyển chọn lao động nên gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý; Còn một số trường hợp doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng trên thực tế thu nhập, vị trí việc làm, điều kiện làm việc,… không đúng như thông báo trước khi xuất cảnh; Việc quản lý các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn gặp phải một số khó khăn;

         - Số lao động của tỉnh làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài hiện nay còn cao, khoảng trên 1.500 người, nhiều nhất là thị trường Hàn Quốc, với khoảng 700 người.

         - Các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng, không có giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lợi dụng sự thiếu thông tin, kém hiểu biết cộng với tâm lý người lao động để thực hiện lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về xã hội vẫn còn xẩy ra;

       - Mặc dù có quy định chế độ báo cáo định kỳ số lượng người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp khi tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh đã không báo cáo, hoặc báo cáo chậm so với thời gian quy định nên gây khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo của Sở;

         Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới.

        - Thời gian tới tỉnh Quảng Bình tiếp túc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách và đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

        - Nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh để người lao động biết và thực hiện có hiệu quả;

        - Có các giải pháp phù hợp đưa những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về hoạt động tại địa phương hiệu quả, bên cạnh đó cần phát triển, mở rộng thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa các địa phương của hai nước, đặc biệt chú ý đến các thị trường trọng điểm, có thu nhập cao.

       - Tiếp tục đề ra các giải pháp về đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người lao động để tạo nguồn cung lao động có chất lượng để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm có mức thu nhập cao và thâm nhập váo các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao;

         - Quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ người lao động trong và sau khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trở về sử dụng đồng vốn, nhân lực có hiệu quả.

        - Tăng cường sự giám sát, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở địa phương nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mang lại, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

         - Cuối cùng cần khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mang lại hiệu quả cao về cả mặt kinh tế và xã hội.

                                                                     Phan Nam

 

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần