Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 795

  • Tổng 2.526.677

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Kết quả 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

 Sau 10 năm triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh ta đã có nhiều kết quả tích cực và kinh nghiệm quý báu.

 

Trước hết, để triển khai thực hiện Đề án, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết định, văn bản chỉ đạo thực hiện. Các Sở, ban, ngành, địa phương đã bám sát nội dung Đề án với nhiều cách làm hay, sáng tạo và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TT cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức Hội nghị BCĐ và quán triệt công tác đào tạo nghề cho LĐNT đến cán bộ chủ chốt.  Các cơ quan báo chí địa phương có nhiều tin, bài, phóng sự phản ánh hoạt động tổ chức các lớp đào tạo, giới thiệu các ngành nghề đào tạo phù hợp, các gương điển hình học nghề.  Thông qua công tác tuyên truyển, tư vấn về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã làm thay đổi nhận thức của lao động nông thôn trong vấn đề học nghề, việc làm. Người dân ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn nghề học phù hợp với nhu cầu thị trường lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký kiên bản ghi nhớ ới Sở, Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình và Xí nghiệp may Hà Quảng để tổ chức đào tạo, tuyển dụng cho lao động nghề May công nghiệp, từ năm 2014 – 2016 đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề theo mô hình gắn kết với doanh nghiệp như: Mô hình liên kết đào tạo nghề may công nghiệp giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, mô hình đào tạo nghề do doanh nghiệp trực tiếp đào tạo; mô hình thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã làm nghề đan lát thủ công, làm nón lá, làm chổi, chế biến nước mắm...vv. Bên cạnh đó nhiều ngành nghề du lịch, dịch vụ được ưu tiên đào tạo, như các nghề: kỹ thuật chế biến món ăn, kghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ buồng, kỹ thuật pha chế đồ uống, du lịch cộng đồng, đặc biệt trên 90% lao động sau đào tạo được tuyển dụng và có việc làm ổn định, nhiều lao động nữ ở nông thôn sau khi học nghề đã thành lập các tổ nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ tiệc cưới, hỏi, hội nghị; mở nhà hàng...; ở xã Sơn Trạch, Bố Trạch có hơn 600 người tham gia học nghề đã chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang làm du lịch, nhiều gia đình đã xây dựng Homestay, Farmstay tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng thu hút đông đảo khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho gia đình và xã hội.

Các Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề cấp huyện được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo từ kinh phí của Đề án với tổng kinh phí là 67.520 triệu đồng,  góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Các chương trình đào tạo được quan tâm chỉnh sửa, biên soạn phù hợp cho từng thời kỳ và sự phát triển của thực tế sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2015 đến năm 2020, Sở Lao động – TB&XH đã phối hợp với các đơn vị đảm bảo năng lực thực hiện biên soạn, chỉnh sửa và ban hành 30 chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện biên soạn, chỉnh sửa và ban hành 28 chương trình đào tạo nghề nông nghiệp và được các cơ sở đào tạo áp dụng để đào tạo nghề LĐNT.

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng  nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng nghề. Sở Lao động -TBXH đã tổ chức 35 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 832 lượt nhà giáo tập huấn nâng cao năng lực cho 780 lượt cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách GDNN, Kế toán của Phòng Lao động –TBXH, phòng Nông nghiệp và PTNT và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, tư vấn giám sát đào tạo nghề cho LĐNT cho cán bộ phụ trách công tác giáo dục nghề nghiệp cho 3.361 lượt cán bộ cấp xã.

Hình ảnh có thể có: 4 người, ngoài trời và thiên nhiên

Lớp  dạy nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề Minh Hóa

Trong 10 năm (2010-2020) toàn tỉnh 37.631 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng theo chính sách của Đề án (trong đó được hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp là: 18.393 người và hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp là: 19.238 người). Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề trung bình đạt 77% so với số LĐNT được hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được , việc triển khai thực hiện Đề án còn gặp một số khó khăn, tồn tại như:  việc  thông tin, tuyên truyền chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm đến với người dân vùn sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, nhận thức về học nghề còn hạn chế nên chưa tích cực tham gia học nghề; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện ở một số địa phương còn chậm và chưa quyết liệt, chưa gắn đào tạo nghề với các lợi thế sẵn có ở địa phương, chưa thực hiện lồng ghép, phối hợp công tác hỗ trợ đào tạo nghề với các chương trình đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm, phát triển thị trường cho người lao động sau đào tạo, bên cạnh đó việc triển khai thực hiện các mô hình đào tạo nghề gắn với các doanh nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống còn ít nên hiệu quả đào tạo chưa cao; mức hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn còn thấp nên lao động nông thôn còn khó khăn trong lựa chọn ngành nghề đào tạo, nhiều nghề chi phí đào tạo cao, người lao động phải tự bù đắp thêm chi phí đào tạo; một số Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tuy đã được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị nhưng hiệu suất sử dụng thiết bị chưa cao, phần lớn các Trung tâm còn thiếu giáo viên dạy nghề cơ hữu, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề của một bộ phận giáo viên còn hạn chế và chưa phù hợp với hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thiếu năng lực xây dựng, đổi mới chương trình đào; ngành nghề đào tạo chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu người lao động.

Qua trình triển khai thực hiện Đề án, một số bài học kinh nghiệm được rút ra như sau:

Một là: Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của cấp trên về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã. Xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, từng sở ban, ngành đối với các hoạt động của Đề án.Hai là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng của việc học nghề đối với quá trình giải quyết việc làm, từng bước làm thay đổi được nhận thức của người lao động về công tác đào tạo nghề.

Ba là:  Thực hiện phân công nhiệm vụ, phân cấp quản lý cụ thể, rõ ràng; phối hợp thực hiện nhiệm vụ, sớm thay đổi cách thức thực hiện đã cũ và thực hiện cơ chế, cách làm mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn, luôn quán triệt phương châm “Không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau học nghề”. Huy động sự tham gia đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội.  

Bốn là:  xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu học nghề của người lao động. Chủ động tham mưu, phối hợp trong triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả tuyển sinh đào tạo nghề các trình độ của các cơ sở GDNN trên địa bàn.

Năm là: Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT, kết hợp lồng ghép thực hiện nhiều chương trình, chính sách liên quan khác như chính sách hỗ trợ khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hỗ trợ thực hiện các mô hình đào tạo nghề hiệu quả; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia đào tạo gắn với giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ nguồn lực cho người lao động trong quá trình theo học; thực hiện việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ đào tạo nghề với thúc đẩy xuất khẩu lao động...

Sáu là: Hỗ trợ đầu tư các hoạt động liên quan để thúc đẩy nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT như hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp thiết bị đào tạo; xây dựng, cập nhật, chỉnh sửa, biên soạn chương trình đào tạo nghề đặc thù, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN, nhất là cán bộ quản lý tại các cơ sở GDNN.

Bảy là: Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở GDNN về việc đào tạo và thực hiện các chính sách trong đào tạo nghề cho LĐNT. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình thực hiện.

Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm sơ, tổng kết, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên và biểu dương kịp thời những tập thể điển hình, cá nhân tiêu biểu trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

                                                                               Ngọc Lan

 

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần