Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 63

  • Tổng 2.528.199

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Hữu ích
Dễ sử dụng
Phong phú đa dạng

458 người đã tham gia bình chọn

Kết quả thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Cùng với các chế độ chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công, Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ là sự tiếp nối, khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo và bảo đảm chế độ chính sách nói chung và về nhà ở nói riêng đối với người có công với cách mạng. Quá trình tổ chức thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời quan tâm chỉ đạo, phê duyệt các hộ gia đình người có công với cách mạng đủ điều kiện được hỗ trợ về nhà ở, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, với tinh thần công khai, minh bạch, triển khai đồng bộ tại các địa phương, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đến nay đã đạt được kết quả nhất định.

 

Về công tác chỉ đạo, điều hành: Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các sở,  ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Đề án trình UBND tỉnh, đồng thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình. Theo đó, tại 3 cấp tỉnh, huyện, cấp xã đã thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách Địa phương, giám sát và hướng dẫn  việc phân bổ nguồn vốn tại địa phương; các thành viên Ban Chỉ đạo Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh đã phát huy cao tinh thần trách nhiệm theo dõi, giám sát và chỉ đạo việc triển khai thực hiện tại từng địa phương được phân công.

 

Quá trình triển khai, UBND tỉnh đã có một số văn bản chỉ đạo như: Công văn số 633/UBND ngày 11/6/2013 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg; Công văn số 1023/UBND-XDCB ngày 9/9/2013 của UBND tỉnh về việc khẩn trương rà soát, phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng về nhà ở; Thông báo số 137/TB-BCĐ CSNO&TTBĐS ngày 30/10/2013 của Ban Chỉ đạo chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản về phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo CSNO&TTBDS tỉnh Quảng Bình trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện QĐ22/2013/QĐ-TTg; Công văn số 56a/UBND ngày 12/1/2016 về việc xử lý vướng mắc trong triển khai thực hiện QĐ22/2013/QĐ-TTg; Công văn số 1614/UBND –XDCB ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính Phủ;…

Sở Xây dựng, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội  cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh nhiều công văn hướng dẫn cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện và thường xuyên đôn đốc các ngành liên quan và các địa phương quan tâm thực hiện Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện và kịp thời hỗ trợ.

Về công tác tuyên truyền phổ biến chính sách: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến cấp xã phường; kết hợp với việc tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp thống kê số hộ gia đình người có công với cách mạng cần được hỗ trợ về nhà ở đảm bảo theo quy định.

 

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã tiến hành lồng ghép trong công tác kiểm tra, giám sát, làm việc thường kỳ với địa phương, cơ sở và thông qua các hội nghị giao ban  hàng quý, hội nghị tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cấp xã về các lĩnh vực của Ngành để phổ biến, tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện  chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; đồng thời phối hợp chặt chẻ với Sở Xây dựng và các địa phương chỉ đạo công tác rà soát, thống kê  thực trạng về nhà ở người có công đảm bảo đúng đối tượng và thứ tự ưu tiên hỗ trợ theo quy định. 

 

  UBND cấp xã đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách rộng rãi đến tận người dân bằng các hình thức: hội họp; bằng loa truyền thanh của phường, xã, thôn; đồng thời đã công bố niêm yết, công khai các điều kiện, tiêu chuẩn được hỗ trợ theo quy định tại nhà văn hoá của phường, xã, thôn,… nên người dân nắm rõ về Chính sách, nhờ đó, việc thực hiện rà soát, phê duyệt danh sách tại các địa phương được thực hiện tốt hơn, minh bạch hơn vì có sự giám sát của dân, qua đó đã góp phần vào thành công của chương trình.

 

Về công tác phối hợp giữa các sở, ngành có liên quan: UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan phải thường xuyên phối hợp hướng dẫn các địa phương trong quá trình thực hiện chương trình qua việc tham mưu văn bản, cùng thảo luận, tham gia ý kiến trực tiếp thông qua các cuộc họp, hội nghị; phối hợp tham mưu phân bổ nguồn vốn của Ngân sách Trung ương cấp cũng như nguồn vốn đối ứng của tỉnh kịp thời; phối hợp tốt trong các đợt kiểm tra nắm bắt tình hình triển khai thực hiện ở các địa phương.

 

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với  Sở Xây dựng và các địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện, vì vậy, cơ bản việc triển khai Quyết định đạt yêu cầu đề ra, không để xảy ra sai sót, tiêu cực trong tổ chức thực hiện.Tích cực phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án ở cơ sở, phối hợp giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân và trả lời, hướng dẫn, giải thích  kịp thời, cụ thể.

 

          Ngoài ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Văn hóa xã hội - HĐND tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan, tham gia các diễn đàn đối thoại, tiếp dân, tiếp xúc cử tri để đối thoại, hướng dẫn và tuyên truyền Nhân dân thực hiện chính sách.

Các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp tốt với các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời đã phối hợp, kêu gọi giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở, giúp đỡ về mặt nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ... để giảm giá thành xây dựng, hỗ trợ xây, sửa chữa nhà ở cho người có công được đảm bảo.

Về công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện: Để kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng – Cơ quan thường trực thường xuyên phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đi kiểm tra thực tế việc triển khai thực hiện chương trình ở các huyện và xã. Ngoài việc tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên theo kế hoạch, chương trình, sở ngành liên quan và UBND cấp huyện còn tham mưu thực hiện kế hoạch giám sát của Đoàn Giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Bộ Xây dựng. Việc kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, khuyết điểm trong việc chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện ở địa phương như để kịp thời chỉ đạo, khắc phục những sai phạm.

 

Mặt khác, việc thực hiện rà soát, phê duyệt danh sách tại các địa phương được thực hiện công khai, minh bạch được Nhân dân tham gia giám sát, về cơ bản được dư luận đồng tình ủng hộ, hạn chế được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện ở cơ sở.

 

            Kết quả rà soát, xét duyệt đối tượng người có công với cách mạng được đưa vào danh sách hỗ trợ về nhà ở: Năm 2013 - 2014, UBND tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở tại Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 10/10/2013, với số lượng hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở là 8.651 hộ (trong đó số hộ rà soát ban đầu đủ điều kiện trên 4.484 hộ (đợt 1); tuy nhiên, sau cơn bão số 10, 11 năm 2013, nhà ở của nhiều hộ gia đình người có công bị hư hỏng nặng, đòi hỏi cần phải bổ sung sửa chữa hoặc xây mới, vì vậy đến năm 2014, tổng số hộ tăng thêm gấp đôi, cụ thể là 8.651 hộ).

 

Năm 2015, qua rà soát, tổng hợp của các địa phương (đợt 3) số lượng người có công khó khăn về nhà ở tiếp tục phát sinh tăng lên, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổng hợp và trình Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và đã được Chính Phủ phê duyệt bổ sung với số lượng bổ sung thêm 5.785 hộ được hỗ trợ (tại Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh).

 

Tổng cộng toàn Đề án được duyệt có 14.436 hộ người có công, trong đó: 5.773 hộ xây mới, 8.663 hộ sửa chữa của 8 huyện, thị xã, thành phố. Số hộ các đối tượng chính sách được hỗ trợ theo quy định gồm: 70 hộ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; 34 hộ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; 1.648 hộ Thân nhân liệt sỹ; 19 hộ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 01 hộ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 05 hộ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; 3.299 hộ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 1.381 hộ Bệnh binh; 562 hộ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 888 hộ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 5.283 hộ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; 1.246 hộ Người có công giúp đỡ cách mạng.

 

- Đến 2017, tổng số vốn phân bổ để triển khai thực hiện Đề án là 111.560 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách Trung ương phân bổ là 105.982 triệu đồng (hỗ trợ 95% - tương ứng 38 triệu đồng/nhà xây mới và 19 triệu đồng/nhà sửa chữa), vốn ngân sách địa phương đối ứng là 5.578 triệu đồng (hỗ trợ 5% - tương ứng 2 triệu đồng/nhà xây mới và 1 triệu đồng/nhà sữa chữa), với tổng số hộ được hỗ trợ 3.691 hộ. Như vậy, số hộ còn lại ở giai đoạn này chưa được hỗ trợ (đến 01/6/2017) là 10.745 hộ.

 

            - Tiếp nối kết quả của giai đoạn từ 15/6/2013 - 31/5/2017, trên cơ sở nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (95%) theo tinh thần tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính Phủ, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo các sở ngành và địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện.

 

   Trên cơ sở tổng nguồn vốn hỗ trợ là 404.180 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ là 383.971 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương là 20.209 triệu đồng, hỗ trợ cho 14.436 hộ xây dựng nhà ở theo Đề án được duyệt.

 

 Tuy nhiên có 2.134 hộ (chiếm 14,8 % số hộ theo Đề án phê duyệt) không thực hiện so với Đề án duyệt ban đầu, do nhiều nguyên nhân như: Trùng lặp đối tượng, đã chết trước thời điểm cấp vốn, không có nhu cầu thực hiện, nhiều hộ đã được các đơn vị tổ chức khác hỗ trợ, sau khi rà soát lại không đúng đối tượng…

 

Theo đó, kết quả thực tế (đến 31/7/2020) số hộ người có công chính thức được hỗ trợ là 12.302 hộ (trong đó: 4.902 hộ xây mới, 7.400 hộ sửa chữa). Về cơ bản, đến nay các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà ở cho người có công. Quá trình thực hiện có sự thay đổi bao gồm trong đó là: Có 481 hộ xin chuyển đổi hình thức hỗ trợ từ cải tạo sang sửa chữa và có 470 hộ chuyển từ xây mới sang cải tạo./.

 

                                                                               KIẾN GIANG

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần